Výkladový cizojazyčný slovník pro interkulturní práci

Thông tin về từ điển

Hình thành nghề Nhân viên giao văn hóa tại Cộng hòa Séc

Tổ chức phi chính phủ InBáze, một tổ chức hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hội nhập người dân di cư, chủ yếu là tại Praha, trong thời gian từ 1.12.2012 đến 30.11.2014 đã thực hiện Đề án quốc tế Hình thành nghề “nhân viên trung gian hòa giải văn hóa – xã hội” – cảm hứng từ mô hình Bồ Đào Nha (số đăng ký cz.1.04/5.1.01/77.00416) trong sự kết hợp với Cao ủy về nhập cư và hội thoại giao văn hóa, ACIDI, I.P. tại Bồ Đào Nha, được tài trợ từ Chương trình hoạt động Các nguồn nhân lực và việc làm của Quỹ xã hội Châu Âu.

Ý tưởng của đề án phát sinh từ nhu cầu chung của các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực hội nhập người dân di cư tại Cộng hòa Séc, Cục chính sách tị nạn và di dân thuộc Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc và Bộ Lao động và Xã hội nhằm thống nhất hoạt động của các tổ chức phi chính phủ khi nhận người dân di cư vào làm việc ở vị trí phiên dịch, trợ lý, trung gian hòa giải, quy định có hệ thống và chuyên nghiệp hóa dịch vụ vốn có mục đích là giảm bớt rào cản ngôn ngữ và văn hóa – xã hội trong tiếp xúc của người dân di cư với các cơ quan công sở, phần nào xóa bỏ sự lệ thuộc quá lớn của những người dân di cư không có thông tin vào môi giới không chuyên nghiệp và hỗ trợ cùng chung sống hữu nghị trong một xã hội đa dạng về văn hóa. Một mục đích khác nữa là nỗ lực hỗ trợ người dân di cư đóng vai trò tích cực và có trách nhiệm trong chính sách hội nhập của Cộng hòa Séc.

Với đê  án na y, chúng tôi tiếp tục nhân rộng kinh nghiệm của InBáze, tổ chức đã trực tiếp có nhóm nhân viên chuyên nghiệp (gô m những ngươ i di cư) tư năm 2011 tại các pho ng của Cục chính sách tị nạn va  di dân thuộc bộ Nội vụ CH Séc tại Praha giải quyết các vấn đê  liên quan tới cư trú của ngươ i nước ngoa i hỗ trợ điê n các mẫu đơn, chuyên phiên dịch va  tư vấn vê  các vấn đê  cơ bản trong lĩnh vực cư trú bă ng 7 ngôn ngữ. Hiện nay nhóm này có các thành viên người Mông Cổ, Syria, Việt Nam, Belarus, Nga, Pháp, Cộng hòa Séc, Palestine. Ban đầu, theo cảm hứng từ Bồ Đào Nha, chúng tôi định đặt tên cho vị trí na y là nhân viên trung gian hòa giải văn hóa – xã hội, nhưng nay vì có sự khác biệt giữa phạm vi các chức năng của nghề đang được hình thành này và của nhân viên trung gian hòa giải theo Bộ luật về trung gian hòa giải số 202 từ năm 2012 nên chúng tôi gọi nghề mới này là nhân viên giao văn hóa. Mục đích chính và các hoạt động của đề án xuất phát từ các nhu cầu thực tế không chỉ của tổ chức chúng tôi.

Kết quả của đề án:

Trong khuôn khô phân tích trải nghiệm tốt của việc đưa người dân di cư vào vai trò nhân viên giao văn hóa chuyên nghiệp, chúng tôi đã tạo nên một mạng lưới chuyên đề gồm 19 thành viên, thường gặp mặt khoảng 4 lâ n một năm và thảo luận về chức năng, hoạt động và áp dụng trong công việc của nhân viên giao văn hóa và các kinh nghiệm, nhu cầu thực tế tại Cộng hòa Séc trong vòng hai năm. Mạng lưới chuyên đề được tạo lập bởi đối tác của đề án, Cao ủy về nhập cư và hội thoại giao văn hóa tại Bồ Đào Nha, đại diện nhà nước có sự tham gia của Cục chính sách tị nạn và di dân thuộc Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc, Cục dịch vụ xã hội thuộc Bộ Lao động và Xã hội, Sở cảnh sát ngoại kiều Cộng hòa Séc và Phòng quản lý các trung tâm hỗ trợ hội nhập của người nước ngoài (CPIC) thuộc Ban quản lý các trại tị nạn của Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc. Thay mặt chính quyền địa phương có Trung tâm địa phương hỗ trợ hội nhập của người nước ngoài vùng Nam Morava với trụ sở đặt tại Brno. Thay mặt các tổ chức liên chính phủ có Tổ chức di dân quốc tế (IOM) và thay mặt các tổ chức phi chính phủ có Hiệp hội các nhân viên trung gian hòa giải Cộng hòa Séc, Từ thiện giáo phật Hradec Králové, Từ thiện Cộng hòa Séc, tổ chức InBáze, Trung tâm hội nhập Praha, Klub Hanoi, tổ chức MOST PRO, META – Tổ chức vì cơ hội của người di dân trẻ tuổi, Tổ chức hỗ trợ người tị nạn, Phòng tư vấn hội nhập, Hiệp hội hội nhập và di dân, Hiệp hội các công dân quan tâm đến người dân di cư.

Việc thiết lập và đưa vào hệ thống ngành nghề một nghề mới là nhân viên giao văn hóa đã được chúng tôi thảo luận chủ yếu với Bộ Lao động và Xã hội và Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc. Cho đến khi kết thúc đề án nghề nhân viên giao văn hóa có thể sẽ được ghi vào Hệ thống chuyên môn quốc gia và Hệ thống ngành nghề quốc gia, điều này đi liền với việc mô tả rõ ràng các chức năng và hoạt động của nghề và khả năng thi lấy chứng chỉ nghề. Mục tiêu lâu dài năm ngoa khuôn khổ đê án của chúng tôi là việc đưa nghề này vào Bộ luật về các dịch vụ xã hội trong phạm vi cái gọi là Dự thảo sửa đổi lớn của Bộ luật về cácdịch vụ xã hội.

Cảm hứng từ nước ngoài đã mang lại cho chúng tôi những hiểu biết thú vị về mô hình lý thuyết và áp dụng thực tế của trung gian hòa giải giao văn hóa, và sự đa dạng của thực hành và các ưu tiên của chính sách hội nhập trong lĩnh vực đưa người dân di cư vào vị trí nhân viên hỗ trợ chuyên nghiệp tại Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nhà, Anh, Bỉ, Phần Lan, Áo và Đức, được chúng tôi nêu ra trong ấn bản đang được chuẩn bị. Ở mức độ lý thuyết và phương pháp học thì cảm hứng lớn nhất đối với chúng tôi là công trình của người tiên phong về trung gian hòa giải giao văn hóa tại Châu Âu Carlos Giménez Romero, người đã cho chúng tôi vinh hạnh được đón tiếp và đã tổ chức buổi thuyết giảng dành cho giới chuyên môn cũng như buổi thuyết giảng dành cho đại diện của chính quyền địa phương vào tháng 5 năm 2014 tại Praha. Chúng tôi đã có cơ hội được rực tiếp làm quen với hoạt động của các nhân viên trung gian hòa giải văn hóa – xã hội tại Bồ Đào Nha, các nhân viên trung gian hòa giải giao văn hóa tại Viên, Áo và của “Bürger-Lotsen” (những người cầm lái công dân) tại Berlin ở Đức. Vào tháng 5 năm 2013 chúng tôi đã tổ chức Hội nghị quốc tế về trung gian hòa giải giao văn hóa, trong số những người đã phát biểu tại hội nghị này có Rosario Farmhouse, nhân viên cao ủy ACIDI, I.P đến từ Bồ Đào Nha, Margalit Cohen-Emerique, nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công việc xã hội với người dân di cư và trung gian hòa giải giao văn hóa đến từ Pháp, Clara Yuste, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giới tính và giao văn hóa, giáo sư đại học và giảng viên đến Từ Tây Ban Nha và Shams Asadi, đại diện của Tòa thị chính Viên đến từ Áo.

Có thể tổng kết rằng trong tất cả các quốc gia đã được phân tích, một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách hội nhập, nhất là ở mức địa phương, là hỗ trợ liên tục và chuyên môn hóa dịch vụ phiên dịch, trợ lý tại các ủy ban và các cơ quan công sở khác, đàm phán và phòng ngừa xung đột trong các cộng đồng và giữa người hàng xóm, được thực hiện chủ yếu do người dân di cư hay người có kinh nghiệm với việc di dân và biết nhiều ngôn ngữ, hiểu biết nhiều nền văn hóa. Tên gọi thường gặp nhất của nghề này là nhân viên trung gian hòa giải giao văn hóa và phiên dịch cộng đồng. Nhận thức quan trọng ở đây là dịch vụ của những nhân viên chuyên nghiệp này đa số được các xã/phươ ng, tức là chính quyền địa phương, tài trợ. Ưu tiên hàng đầu luôn là việc đảm bảo đào tạo liên tục trong những phạm vi khác nhau – từ những khóa học ngắn cho tới những chương trình đào tạo đại học và việc hình thành nghề thường được gắn liền với việc thành lập các hiệp hội chuyên ngành.

Trên phương diện đào tạp thì mục đích lớn nhất của đề án là chuẩn bị khóa học dành cho các nhân viên giao văn hóa, đã được chúng tôi xin chứng chỉ thực hiện trong sự hợp tác với Trường cao đẳng xã hội CARITAS Olomouc, trường có kinh nghiệm lâu năm với những khóa học trong lĩnh vực công việc xã hội, và chúng tôi thực hiện thử nghiệm khóa này với tên Khóa học chuyên môn cho nhân viên trong các dịch vụ xã hội nhằm vào trợ lý và tư vấn cho người dân di cư. Khóa học bao gồm 250 giơ, trong đó 40 giơ  là phần thực hành và bao gồm cả 6 khối ngôn ngữ dành cho tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Mông Cổ, tiếng Ả-rập và tiếng Việt Nam. Khóa học đã được 29 học viên đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Đuan, Nga, Belarus, Ucraina, Mexico, Algeria, Palestine, Syria, Ai Cập, Lebanone, Chechnya, Rumania và Moldavia tham gia, kỳ thi tốt nghiệp được thực hiện vào tháng 10.

Những kết quả có ý nghĩa tiếp theo của đề án sẽ là từ điển công tác giao văn hóa bă ng tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Mông Cổ, tiếng Ả-rập và tiếng Việt Nam và ấn bản Hình thành nghề nhân viên giao văn hóa. Kinh nghiệm nước ngoài, thực hành và đào tạo tại Cộng hòa Séc.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin cụ thể hơn về đề án trên trang web mới của đề án: www.interkulturniprace.cz.